Về một vài lập luận trong vụ bản quyền Asiad 18

Rate this post

Vụ bản quyền đã tạm xong nhưng mấy hôm rồi đi tranh luận vụ này có gặp khá nhiều “lập luận” của phe ủng hộ việc VTV phải mua bản quyền. Phân tích những lập luận này luôn có ích về mặt logic.

Đầu tiên cần vài giả định sau.
Thứ nhất, theo thông tin thì ban đầu giá gói bản quyền là 500.000 USD nhưng tất cả các nhà đài đều không mua. Sau khi U23 đá thành công thì giá bị đẩy lên 4 triệu USD. Như vậy lúc đầu các nhà đài đều cho rằng khả năng sinh lợi của gói bản quyền không đạt được mức 500 ngàn USD nên họ không mua. Giả sử là họ tính đúng về điều này. Tất nhiên đây là mức sinh lời kỳ vọng cách đây 2 năm, khi chưa có “hiệu ứng U23”. Nhưng với tính chất may rủi của đá banh và với sân chơi khó hơn, các trận vòng loại cũng không mấy hấp dẫn nên giả sử các nhà đài đánh giá mức sinh lời trước khi Asiad diễn ra cũng chỉ tối đa tăng lên là 700 ngàn USD. Cũng tức là nếu giá bị đẩy lên 4 triệu USD thì cầm chắc ai mua sẽ lỗ 3,3 triệu USD.

Thứ hai, giả định tính toán của các nhà đài là đúng (tức là nếu mua bản quyền họ sẽ lỗ 3,3 triệu USD) thì khoản lỗ này một phần sẽ làm giảm thu nhập của nhân viên, một phần làm hụt khoản nộp ngân sách và cuối cùng cũng làm thiệt hại cả nền kinh tế. Khi đó ngân sách dành cho các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục… sẽ bị hao hụt. Dù là doanh nghiệp như Viettel hay Vin “ủng hộ” tiền mua bản quyền thì khoản này cũng làm giảm lợi nhuận và giảm phần tiền đóng vào ngân sách. Như vậy, dù VTV hay nhà đài nào mua thì cuối cùng ngân sách cũng sẽ bị ảnh hưởng nên bài này là nói về “ngân sách” chứ không phải về VTV.

vtv không đàm phán để mua được bản quyền Asiad

Thực sự, có người kêu VTV nhận ngân sách hơn 300 tỷ/ năm để làm gì. Đúng là VTV có nhận ngân sách. Nhưng ngân sách họ nhận không phải chỉ để đi mua bản quyền thể thao. VTV còn những nhiệm vụ truyền thông khác của họ, còn cả một mạng lưới nhân viên ở trong nước và quốc tế để sản xuất tin tức, phóng sự

VTV hoạch toán độc lập từ lâu rồi. VTV đóng thuế các kiểu từ lâu rồi. Thu chi ra sao phải tính toán hết. Thế nên chuyện họ cân nhắc mua ASIAD có gỡ lại được không là bình thường. Hơn nữa, nếu có việc mua bản quyền ASIAD có thể sinh lời với nguồn thu lại từ quảng cáo, mà VTV lại đang kẹt vốn lưu động không có khả năng xuất tiền ra mua chẳng hạn. Lúc ấy, với sự thính nhạy của những doanh nghiệp lọc lõi trong ngành truyền thông quảng cáo, sẽ ối công ty truyền thông thừa tiềm lực nhảy vào mua bản quyền, mua sóng, đổi nội dung lấy slot quảng cáo. Cơ hội kiếm lời trăm tỷ trong một tháng nếu có, không 1 đơn vị nào bỏ qua.

Dưới đây là vài lập luận của những người ủng hộ mua bản quyền:

Thực sự, nếu đọc báo bóng đá có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau”

– “Tại sao 75 nước mua được bản quyền mà Việt Nam không mua được. Thế này là rất nhục cho quốc thể” Mới nghe có vẻ cũng rất “xúc cảm” nhưng theo lẽ thường thì có lẽ chưa có quốc gia nào coi việc không có bản quyền coi đá banh là “nhục quốc thể” cả. Thường các quốc gia chỉ càm thấy “nhục” khi phải ngửa tay đi xin viện trợ và nhất là lại dùng viện trợ đó để mua bản quyền coi đá banh (nên nhớ tiền nào cũng là tiền) thì có lẽ càng phải cảm thấy “nhục quốc thể” hơn. Bản quyền thể thao đỉnh cao cũng như ca nhạc quốc tế là các hình thức giải trí xa xỉ, nó không thuộc loại “hàng hóa cơ bản” như thực phẩm, nước sạch, thể cao cơ bản, ca nhạc cơ bản… mà nhà nước, nhất là nước nghèo như Việt Nam phải “đương nhiên” có trách nhiệm lo cho người dân. Nói thêm là với các quốc gia khác ở châu Á thì tôi không biết chứ chắc chắn Lào không có bản quyền Asiad vì có người quen bên Lào đã kiểm tra và khẳng định điều này. Dân Lào cũng không mê thể thao lắm và cũng không có tiền để mua dù giá chỉ 500 ngàn USD. Ai không tin có thể check lại.

“VTV ăn tiền ngân sách 1 năm là 350 tỷ, được đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu cũng từ ngân sách nên phải chấp nhận lỗ phục vụ nhân dân”. Lập luận này không đúng ở chỗ là tiền nhà nước rót cho VTV là lấy từ thuế của rất nhiều người, trong số này thì chỉ có một “nhóm” (dù đông cũng vẫn chỉ là một nhóm) là thích coi đá banh thôi. Do đó sẽ không công bằng nếu lấy tiền thuế của tất cả mọi người đóng để phục vụ cho lợi ích “xa xỉ” của một nhóm nhất định nào đó.

– “Nếu bớt vài công trình tượng đài lãng phí đi thì sẽ dư tiền mua bản quyền, đâu cần bớt ngân sách cho y tế giáo dục”. Lập luận này nghe cũng có vẻ đúng nhưng nếu giả sử bớt được 1 công trình lãng phí là 1000 tỷ. 1000 tỷ này đáng lẽ ra sẽ được dành cho y tế và giáo dục. Giờ lại phải trích ra mua bản quyền thì cuối cùng y tế và giáo dục vẫn bị thiệt hại mà thôi.

– “Nếu không dùng tiền mua bản quyền thì chắc gì khoản này được dành cho y tế và giáo dục đâu”. Lập luận này cũng giống lập luận của 1 ông tham nhũng là: “Nếu tôi không tham nhũng thì cũng có thằng khác nó ăn à, vậy nên tôi phải ăn trước”.

Trước đó người hâm mộ phải cổ vũ đội tuyển thông qua các Link lậu

– “VTV rất khôn, cái gì có lời thì làm, lỗ thì không làm, vậy không chấp nhận được”. Tất cả những người nói câu này chắc cũng đều phẫn nộ khi các DNNN như Vinashin, Vinalines bị lỗ. Vậy tại sao họ phản đối các DNNN khác bị lỗ mà lại ủng hộ VTV bị lỗ để phục vụ cho nhu cầu của họ? “Lỗ” nào chả là “lỗ”. Nếu “lỗ” mà làm lợi cho mình thì mình ủng hộ ?

Tóm lại là dù nói gì thì nói, nguồn lực luôn có hạn, “Không có bữa ăn trưa miễn phí”. Nếu đã ưu tiên dành nguồn lực cho việc mua bản quyền đá banh (gọi là Asiad nhưng đảm bảo 90% “người hâm mộ” Việt Nam chỉ quan tâm tới đá banh và cũng chỉ tức giận vì không được coi đá banh) thì phải hi sinh nguồn lực cho các lĩnh vực khác. Nếu những người thích coi đá banh cho rằng nhu cầu coi đá banh cần được “ưu tiên” hơn các nhu cầu khác thì họ có thể yêu cầu Quốc hội ghi luôn vào luật là nhà nước phải dành ngân sách cho việc mua bản quyền xem đá banh.

Nếu xã hội có 80% người thích coi đá banh và đồng ý việc này chả hạn thì cũng tức là đa số xã hội “đồng ý” với việc cần ưu tiên dành nguồn lực của xã hội để mua bản quyền đá banh. Nhưng chắc chắn nguồn lực dành cho các lĩnh vực khác vẫn phải giảm đi. “Sự thật” dù nghe chối tai vẫn cứ là “sự thật”.

Các công ty nước ngoài rất cáo già. Nếu lần này U23 Việt Nam  tiếp tục thi đấu thành công thì tình cảm người hâm mộ tăng lên càng cao và với những gì đã xảy ra thì họ biết rằng áp lực của người hâm mộ lên các nhà đài (hay nói đúng hơn là nhà nước) là rất lớn thì giá bản quyền các giải đá banh có đội tuyển Việt Nam đá sẽ còn bị đẩy lên cao vọt hơn nữa. Và cũng tức là “cái bánh ngân sách” giành cho các lĩnh vực khác sẽ càng phải teo tóp lại thôi./

Để lại Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *