Có lẽ khi nhắc đến việc xây dựng trình duyệt web, các bạn đã nghe đến Bootstrap rất nhiều và nó như một bộ phần không thể thiếu. Thế nhưng, dù bạn chả phải là dân công nghệ đã khi nào bạn tìm hiểu về Bootstrap, đưa ra câu hỏi Bootstrap là gì hay chưa? Hãy tham khảo nội dung bài viết này, để có cho mình những kiến thức cơ bản nhất về Bootstrap, cũng như lý do bạn nên sử dụng nó nhé.
Bootstrap là gì?
Bootstrap là tên gọi của một nền nền tảng miễn phí, có mã nguồn mở và được xây dựng dựa trên HTML, CSS và Javascript. Hiểu đơn giản, thì Bootstrap có khả năng sẽ tạo ra, xây dựng các giao diện cho web một cách tương thích nhất với những thiết bị, kích thước của màn hình khác nhau.
Bootstrap được xây dựng chính, nhờ vào những yếu tố cơ bản đã có sẵn như là: typography; forms; buttons; tables; navigation; modals; image carousels, cùng với nhiều thứ khác. Ngoài ra, thì nó cũng có thêm nhiều Javascript, component khác để cùng tham gia vào việc hỗ trợ xây dựng lên các thiết kế Reponsive được dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Với tiện ích của mình, nên hiện nay Bootstrap đang được sử dụng khá nhiều ở trên thế giới, với mục đích có thể tạo ra nhiều Responsive Website. Chính vì thế mà Bootstrap, cũng đã tạo ra cho mình một tiêu chuẩn rất riêng, được các lập trình viên cực kỳ yêu thích, sử dụng.
Trong đó, có ưu điểm của Bootstrap cần được chỉ ra, nhắc đến là:
Thứ nhất là dễ sử dụng, bởi Bootstrap là một ứng dụng sẽ xây dựng dựa trên HTML, CSS và Javacript nên nó rất sử dụng các bạn nhé. Các lập trình viên chỉ cần nắm rõ quy trình hình thành, vận hành của những yếu tố trên là có thể sử dụng được.
Thứ hai Bootstrap là Responsive, nghe đến đây các bạn đừng quá ngạc nhiên nhé khi chúng tôi lại nói như vậy. Là bởi, Bootstrap khi xây dựng, đã xây dựng lên các “Responsive Css” có tính tương thích được với nhiều thiết bị khác. Nên nhờ vào đó, lúc cần phải sử dụng, thì chỉ cần học qua cách dùng là được. Như thế là các bạn đã tiết kiệm được khá nhiều thời gian, để có thể tạo ra được những trang web thân thiện rồi.
Thứ ba, có tính tương thích với những trình duyệt. Điều này có nghĩa là, Bootstrap có thể tương thích với nhiều trình duyệt khác nhau như là: Chrome; Firefox; Internet Explorer; Safari; Opera. Trong đó, có IB thì chỉ được hỗ trợ với Bootstrap 4 và từ IE 10 trở lên.
Lịch sử của Bootstrap
Đã hiểu được Bootstrap là gì, thì phần này chúng tôi sẽ chỉ bạn đọc biết thêm về lịch sử của nó. Để xem, Bootstrap ra đời như thế nào và quá trình phát triển của nó ra làm sao các bạn nhé.
Ban đầu thì Bootstrap có tên là Twitter Blueprint, nó được phát triển từ Jacob Thornton và Mark Otto tại Twitter như là một khuôn khổ, để có thể khuyến khích được sự nhất quán ở các công cụ trong nội bộ. Trước khi mà có Bootstrap, thì có những thư viện khác nhau để giúp các bạn sử dụng vào việc phát triển cho giao diện, nhờ vào đó mà thiếu đi sự nhất quán cũng như gánh nặng trong việc phải tiến hành bảo chỉ cao.
Chính vì lý do đó, sau một thời gian phát triển từ một nhóm nhỏ, các nhà phát triển làm việc trong Twitter đã cùng nhau bắt đầu đưa ra các đóng góp cần thiết cho dự án, để hoàn thiện nó tốt hơn và có tính thiết thực vào thực tiễn. Từ đây, Twitter Blueprint đã đổi tên thành Bootstrap, nó ra đời được coi như là một phát minh của dự án nguồn mở 19/8/2011. Từ khi ra đời, nó cũng tiếp tục có được sự duy trì từ Mark Otto, Jacob Thornton cũng với một nhóm nhỏ những nhà lập trình thực hiện việc phát triển cốt lõi, rồi đến cộng đồng của người dùng lớn.
Lý do bạn nên sử dụng
Đã chỉ ra cho bạn đọc biết về Bootstrap, nguồn gốc của nó rồi bây giờ chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ ra cho bạn lý do, bạn nên sử dụng Bootstrap. Nó được thể hiện rõ nét, qua các lý do cơ bản sau đây.
Lý do đầu tiên, cũng là lý do mà Bootstrap đang rất phổ biến, xứng đáng là sự lựa chọn hoàn hảo thời gian gần đây là bởi những nhà lập trình viên, họ đã bổ sung thêm vào Bootstrap một chức năng nữa là Customize (Tùy chỉnh). Với chức này, các nhà thiết kế có thể làm việc linh hoạt hơn trong việc đưa ra các lựa chọn ở thuộc tính, phần tử sao cho phù hợp nhất với một dự án mà mình đang làm. Ngoài ra, với chức năng này thì bạn không cần phải thực hiện việc tải về máy toàn bộ mã nguồn.
Lý do thứ hai, Bootstrap là một ứng dụng không đòi hỏi về kiến thức ở mức quá phức tạp. Có nghĩa là, chỉ cần bạn biết qua về HTML, CSS, Javascript, Jquery, thì bạn có thể sử dụng được nó và từ đó tạo lên cho mình một trang web có tính chuyên nghiệp, một website theo đúng với yêu cầu mà bạn hay khách hàng của bạn đang mong muốn.
Lý do thứ ba, Bootstrap là một ứng dụng được viết ra từ các bộ não tài năng về công nghệ ở trên khắp thế giới. Theo đó, chỉ cần dựa vào sự tương thích mà trình duyệt đưa ra với thiết bị, đã có sự kiểm tra nhiều lần trước lúc đưa vào sử dụng. Vì thế, bạn có thể tự tin lựa chọn Bootstrap, giống như bạn đang được sử dụng một sản phẩm rất hoàn hảo.
Lý do thứ tư, vì Bootstrap có sử dụng đến Grid System, nên nó đã được mặc định là sẽ hỗ trợ trong Responsive. Theo đó, với Bootstrap khi viết ở trên xu hướng Mobile First, có nghĩa là đã ưu tiên vào việc sẽ tương thích ở giao diện của thiết bị di động. Vì thế, khi bạn sử dụng công nghệ này trong web của mình, sẽ giúp cho web được tương thích tốt hơn với nhiều màn hình. Đó chính là điều tuyệt vời, tích cực và quan trọng nhất, trong việc trải nghiệm mà người dùng mong muốn.
Lý do thứ năm, Bootstrap được xây dựng và hoạt động theo xu hướng của mã nguồn mở. Vì thế, các bạn hoàn toàn có thể dựa vào mã nguồn của nó, để có thể thay đổi hoặc là tùy chỉnh về mã nguồn tùy ý.
Kết luận
Qua nội dung bài viết, các bạn đã nắm được Bootstrap là gì rồi đúng không? Dù bạn có phải là một anh tài công nghệ thông tin hay không, thì cũng nên tìm hiểu một chút về Bootstrap để hiểu rõ hơn về tiện ích của nó các bạn nhé. Thực tế việc sử dụng Bootstrap không hề khó, cũng dễ dàng hơn trong việc bạn học tập và áp dụng nó vào thực tế khi viết web cho mình.